Cổng thông tin điện tử trường PTDTBTTH Mường Tỉnh

https://ptdtbtthmuongtinh.pgddienbiendong.edu.vn


BÁO CÁO TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI NỘI DUNG GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG VÀ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CẤP TIỂU HỌC

Trường PTDTBT Tiểu học Mường Tỉnh báo cáo tình hình triển khai nội dung giáo dục địa phương và hoạt động trải nghiệm cấp tiểu học như sau:
PHÒNG GD&ĐT ĐIỆN BIÊN ĐÔNG
TRƯỜNG PTDTBT TH MƯỜNG TỈNH
Số: …./BC- PTDTBT-THMT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Xa Dung, ngày 05 tháng 04 năm 2023
 
BÁO CÁO
TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI NỘI DUNG GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG VÀ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CẤP TIỂU HỌC
         
           Thực hiện công văn số 277 ngày 04 tháng 04 năm 2023 của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Điện Biên Đông về việc báo cáo tình hình triển khai nội dung giáo dục địa phương và hoạt động trải nghiệm cấp tiểu học.
          Trường PTDTBT Tiểu học Mường Tỉnh báo cáo tình hình triển khai nội dung giáo dục địa phương và hoạt động trải nghiệm cấp tiểu học như sau:
          I/ Nội dung giáo dục địa phương
          - Căn cứ vào Công văn số 3036/BGDĐT-GĐTH ngày 20/7/2021 về việc tăng cường chỉ đạo thực hiện nội dung giáo dục địa phương theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018; Công văn số 99/SGDĐT-GDTH ngày 19/01/2021 về việc hướng dẫn thực hiện nội dung giáo dục địa phương cấp Tiểu học từ năm học 2020-2021 Ban giám hiệu nhà trường đã triển khai việc dạy nội dung giáo dục địa phương tới toàn thể giáo viên trong nhà trường. Đồng thời chỉ đạo các tổ trưởng của các khối lớp lên kế hoạch dạy học cụ thể đối với từng khối lớp trong nhà trường.
          1. Thông tin chung
          - Số lớp: 16
          - Số giáo viên tham giao công tác giáo dục địa phương: 20
          2. Thuận lợi và khó khăn
           a) Thuận lợi:
          - Nhà trường nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Điện Biên Đông về công tác giáo dục địa phương của nhà trường như: tổ chức tập huấn; cung cấp tài liệu…
          - Phòng GD&ĐT đã tổ chức dạy thực nghiệm tài liệu giáo dục địa phương các lớp 1, 2, 3 và lớp 4 tại các đơn vị trường tiểu học trong huyện nhằm nhằm kiểm nghiệm, đánh giá tính khả thi, mức độ đáp ứng yêu cầu về nội dung của các chủ đề, phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá của các bài học; mức độ phù hợp với đối tượng học sinh thuộc các thành phần dân tộc, vùng miền trên địa bản huyện.
          - Ban Giám hiệu nhà trường quan tâm chỉ đạo thực hiện công tác giáo dục địa phương tại đơn vị khá tốt. Giáo viên giảng dạy của trường phần lớn có trách nhiệm, thực hiện đúng tinh thần đã được tập huấn về giáo dục địa phương.
          - Tài liệu dành cho giảng dạy chương trình địa phương được nhà trường trang bị đầy đủ, đảm bảo cho công tác giảng dạy.
          - Xã Xa Dung tuy là một xã vùng cao đặc biệt khăn của huyện Điện Biên Đông xong xã cũng có những di tích lịch sử, các danh lam thắng cảnh, các lễ hội đặc trưng của người dân tộc H.Mông, Thái và đặc biệt xã còn có Hang Mường Tỉnh – căn cứ cách mạng chứa đựng giá trị lịch sử to lớn, là nơi gắn với quá trình hình thành, phát triển Chi bộ Đảng đầu tiên của huyện Điện Biên (cũ), Ban Cán sự tỉnh Lai Châu (cũ) và phong trào cách mạng trên địa bàn. …thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa về chương trình địa phương cho học sinh.
          b) Khó khăn:
          - Một số giáo viên còn chưa xác định được ý nghĩa công tác giáo dục địa phương đối với học sinh nên việc giảng dạy còn chưa được đầu tư đúng mức.
          - Chất lượng học sinh của nhà trường còn thấp so với mặt bằng chung của huyện nên tâm lý của đa số giáo viên là tập trung vào dạy các môn như Toán và Tiếng Việt để nâng cao chất lường giáo dục nên nội dung giáo dục địa phương chưa được quan tâm đúng mức.
          - Việc tổ chức cho học sinh tham quan thực tế các di tích lịch sử ở địa phương chưa thực hiện được vì thiếu kinh phí, giáo viên chưa có kinh nghiệm trong việc quản lý, tổ chức cho học sinh tham quan với số lượng lớn.
          3. Kết quả triển khai dạy học nội dung giáo dục địa phương của nhà trường.
          - Tổ chức cho giáo viên nghiên cứu tài liệu và xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng khối lớp. Yêu cầu giáo viên thực hiện nghiêm túc các kế hoạch đã xây dựng.
          - Nhà trường đã thực hiện việc giảng dạy địa phương ở tất cả các lớp, khối lớp của nhà trường theo tài liệu Giáo dục địa phương do Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên biên soạn. Cụ thể như sau:
          * Lớp 1 với các chủ đề: Nơi em sống, người hàng xóm của em, ngôi trường của em, khu chợ nhà em, cảnh đẹp quê em.
          * Lớp 2 với các chủ đề:  Người dân quê em, thiên nhiên quê em, thời tiết quê em, con đường đến trường của em, người có công với quê hương em.
          * Lớp 3 với các chủ đề: Trò chơi dân gian trên quê hương Điện Biên, nghệ thuật trình diễn dân gian các dân tộc ở Điện Biên, ngày tết cổ truyền trên quê hương em, kể truyện danh nhân, nghệ nhân Điện Biên, tìm hiểu về các dân tộc trên quê hương Điện Biên, di tích danh lam thắng cảnh trên quê hương em, di tích lịch sử văn hóa trên quê hương Điện Biên.
          * Lớp 4 với các chủ đề: Lễ hội truyền thống trên quê hương em, tìm hiểu về các nghề truyền thống ở Điện Biên, cuộc sống lao động sản xuất trên quê hương Điện Biên, tìm hiểu về tổ chức bản làng, xã trên quê hương em, kể chuyện về những anh hùng liệt sĩ trên quê hương Điện Biên, ứng phó với biến đổi thời tiết, thiên tai trên quê hương Điện Biên, chào mừng bạn đến với bản, mường,xã, phường, thị trấn quê mình.
          * Lớp 5 với các chủ đề:  Tìm hiểu về truyền thống bảo vệ quê hương em, tìm hiểu về truyền thống giáo dục quê hương em, tìm hiểu phong tục tập quán ở địa phương em, đặc sản quê hương Điện Biên, tìm hiểu về cơ quan nhà nước ở địa phương em, môi trường và sự phát triển bền vững trên quê hương em, chào mừng bạn đến với Điện Biên.
          - Do thiếu kinh phí, giáo viên chưa có kinh nghiệm trong việc quản lý, tổ chức cho học sinh tham quan với số lượng lớn nên nhà trường chưa tổ chức được các buổi tham quan thực tế cho học sinh nhà trường.
          4. Kiến nghị, đề xuất.
          - Huy động các nguồn lực trong và ngoài nhà trường hỗ trợ giáo viên tổ
chức các hoạt động ngoại khóa, tham quan thực tế tại địa phương cho học sinh.
          - Thực hiện nghiêm túc quyết định số 2091/QĐ-SGDĐT, ngày 13 tháng 5 năm 2020 của giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Điện Biên về việc ban hành Khung nội dung Tài liệu giáo dục địa phương trong chương trình giáo dục phổ thông 2018, tỉnh Điện Biên và khung nội dung tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Điện Biên cấp tiểu học và các văn bản hướng dẫn của các cấp.
          II/ Nội dung Hoạt động trải nghiệm
          - Căn cứ công văn số 3535/BGDĐT-GDTH ngày 19/8/2019 về hướng dẫn thực hiện nội dung Hoạt động trải nghiệm cấp Tiếu học trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 từ năm học 2020-2021 Ban giám hiệu nhà trường đã triển khai việc dạy nội dung Hoạt động trải nghiệm tới toàn thể giáo viên trong nhà trường. Đồng thời chỉ đạo các tổ trưởng của các khối lớp lên kế hoạch dạy học cụ thể đối với từng khối lớp trong nhà trường.
          1. Thông tin chung
          - Số lớp: 16
          - Số giáo viên tham giao công tác giáo dục địa phương: 20
          2. Thuận lợi và khó khăn
           a) Thuận lợi:
           - Nhà trường nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Điện Biên Đông về công tác dạy học trải nghiệm của nhà trường.
          - Có các văn bản chỉ đạo của các cấp, có tài liệu hướng dẫn cụ thể.
          - Tài liệu học tập Hoạt động trải nghiệm do Hội đồng quốc gia thẩm định và được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành theo quy định tại Thông tư số 33/2017/TT-BGDĐT ngày 22/12/2017.
          - Nội dung chương trình Hoạt động trải nghiệm được chia ra ba mạch
cụ thể rõ ràng: Đối với lớp 1: Hoạt động hướng vào bản thân, hoạt động hướng đến xã hội, hoạt động hướng đến tự nhiên và bốn mạch nội dung đối với lớp 2, lớp 3, lớp 4, lớp 5: Hoạt động hướng vào bản thân, hoạt động hướng đến xã hội, hoạt động hướng đến tự nhiên và hoạt động hướng nghiệp.
          - Nhà trường đã sắp xếp bố trí giáo viên dạy Hoạt động trải nghiệm hợp lý; tất cả giáo viên dạy Hoạt động trải nghiệm được tham gia tập huấn về nội dung chương trình, phương pháp, cách thức tổ chức Hoạt động trải nghiệm. Tổ chức tập huấn, hướng dẫn cán bộ quản lí về công tác quản lí, chỉ đạo và tổ chức Hoạt động trải nghiệm, thực hiện tích hợp nội dung giáo dục của địa phương trong tổ chức Hoạt động trải nghiệm.
          - Nhà trường cũng đã chỉ đạo các tổ trưởng các khối lớp xây dựng kế hoạch Hoạt động trải nghiệm theo quy định: Hoạt động trải nghiệm được quy định 105 tiết/năm học, trong đó: 35 tiết sinh hoạt dưới cờ (nhóm lớn, quy mô trường); 35 tiết sinh hoạt lớp (nhóm lớn, quy mô lớp học); 35 tiết hoạt động trải nghiệm theo chủ đề, hoạt động câu lạc bộ (quy mô lớp học, nhóm lớp học).
          - Tài liệu dành cho giảng dạy Hoạt động trải nghiệm được nhà trường trang bị đầy đủ, đảm bảo cho công tác giảng dạy.
          b) Khó khăn
          - Cở sở vật chất nhà trường còn hạn chế trong việc tổ chức các Hoạt động
trải nghiệm cho học sinh.
          - Khái niệm học tập trải nghiệm đối với học sinh của nhà trường hiện nay
khá mới bởi lâu nay chúng ta vẫn chú trọng những tiết học trên lớp, qua kênh sách giáo khoa và kênh hình bằng các phương tiện hỗ trợ. Nên khi tổ chức các hoạt động trải nghiệm thì các em học sinh sẽ bị rơi vào trạng thái thụ động khi tiếp cận đối tượng trải nghiệm hoặc sẽ biến buổi học trải nghiệm thành một chuyến tham quan.
          - Khó khăn trong việc bảo đảm an toàn trong quá trình tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm.
          - Khó khăn nữa là nhà trường đóng trên địa bàn xã đặc biệt khó khăn, đường giao thông đi lại không thuận lợi 100% đường trên địa bàn đều là đường đất nên việc tổ chức cho học sinh các hoạt động trải nghiệm gặp nhiều khó khăn.
          - Một khó khăn không thể không nói đến đó là kinh phí dành cho hoạt động học tập trải nghiệm của trường không có nên việc tổ chức cho học sinh Hoạt động trải nghiệm thực tế như đi thăm quan các di tích lịch sử trong huyện, tỉnh là không thực hiện được.
          3. Thực trạng triển khai Hoạt động trải nghiệm của nhà trường.
          - Nhà trường đã bố trí đội ngũ giáo viên dạy Hoạt động trải nghiệm của nhà trường được tham gia tập huấn về nội dung chương trình, phương pháp,
cách thức tổ chức Hoạt động trải nghiệm.
          - Tổ chức tập huấn, hướng dẫn cán bộ quản lí về công tác quản lí, chỉ đạo và tổ chức Hoạt động trải nghiệm, thực hiện tích hợp nội dung giáo dục của địa phương trong tổ chức Hoạt động trải nghiệm.
          - Nhà trường đã thực hiện đúng  kế hoạch Hoạt động trải nghiệm theo quy định: Hoạt động trải nghiệm được quy định 105 tiết/năm học, trong đó: 35 tiết sinh hoạt dưới cờ (nhóm lớn, quy mô trường); 35 tiết sinh hoạt lớp (nhóm lớn, quy mô lớp học); 35 tiết hoạt động trải nghiệm theo chủ đề, hoạt động câu lạc bộ (quy mô lớp học, nhóm lớp học).
          - Việc thực hiện cho học sinh Hoạt động trải nghiệm thực tế nhà trường chưa thực hiện được do kinh nhà trường không có.
          4. Phương án bố trí đội ngũ giáo viên tổ chức Hoạt động trải nghiệm hiện nay của nhà trường.
          - Căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường, căn cứ tình hình đội ngũ giáo viên của nhà trường, nhà trường sẽ  phân công thầy cô dạy học các chủ đề phù hợp với năng lực chuyên môn của từng giáo viên.
          - Đồng thời nhà trường phải chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để giáo viên đáp ứng yêu cầu về chuyên môn đảm nhận việc dạy học các chủ đề hoặc toàn bộ chương trình môn học       .
          5. Kiến nghị, đề xuất.
          - Huy động các nguồn lực trong và ngoài nhà trường hỗ trợ giáo viên tổ
chức các hoạt động ngoại khóa, tham quan thực tế tại địa phương cho học sinh.
          - Tổ chức thêm các buổi tập huấn về việc dạy Hoạt động trải nghiệm cho cán bộ giáo viên nhà trường.
          Trên đây là báo cáo tình hình triển khai nội dung giáo dục địa phương và hoạt động trải nghiệm cấp tiểu học của trường PTDTBT Tiểu học Mường Tỉnh có gì thiếu sót kính mong PGD đóng góp ý kiến để việc thực hiện của nhà trường được tốt hơn./.

 
Nơi nhận:
- Phòng GD&ĐT ;
- Lưu VT.        

HIỆU TRƯỞNG
 
 
 
 
Dương Minh Tân
 
 

Tác giả bài viết: Nguyễn Thế Lanh

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây