Chào mừng các bạn đến với Trang thông tin điện tử của trường PTDTBTTH Mường Tỉnh

TỔ CHỨC PHONG THỰC HIỆN PHONG TRÀO THI ĐUA PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI

Thứ tư - 27/01/2021 08:01
Tổ chức thực hiện Phong trào thi đua “ Chủ động phòng, chống thiên tai, xây dựng cộng đồng an toàn” ngành GD&ĐT huyện Điện Biên Đông giai đoạn 2020 – 2025
Căn cứ vào công văn số: 08/KH-PGDĐT ngày 06 tháng 01 năm 2021 của Phòng Gíao dục và Đào tạo huyện Điện Biên Đông về việc Tổ chức thực hiện Phong trào thi đua “ Chủ động phòng, chống thiên tai, xây dựng cộng đồng an toàn” ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Điện Biên Đông giai đoạn 2020 – 2025;
Căn cứ vào tình hình thực tế tại đơn vị. nay trường PTDTBTTH Mường Tỉnh xây dựng Kế hoạch Tổ chức thực hiện Phong trào thi đua “ Chủ động phòng, chống thiên tai, xây dựng cộng đồng an toàn” ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Điện Biên Đông giai đoạn 2020 – 2025 với các nội dung cụ thể như sau:
Chủ động phòng ngừa, ứng phó với thiên tai kịp thời để hạn chế tới mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, đặc biệt là thiệt hại về người, tài sản và các công trình trường học, đồng thời khắc phục khẩn trương, hiệu quả sau thiên tai, sự cố.
Phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành của Huyện, các cơ quan chức năng, đoàn thể kịp thời di dời, sơ tán học sinh, cán bộ, giáo viên ở khu vực xung yếu, có nguy cơ cao đến nơi an toàn khi có thiên tai, sự cố.
Chủ động khắc phục hậu quả, sự cố, đảm bảo vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh sau thiên tai.
 Luôn quán triệt và thực hiện có hiệu quả phương châm "bốn tại chỗ" (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; vật tư; phương tiện và kinh phí tại chỗ; hậu cần tại chỗ) và nguyên tắc phòng ngừa, chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả.
- Nâng cao năng lực xử lý tình huống, sự cố, chỉ huy, điều hành tại chỗ để ứng phó thiên tai đạt hiệu quả của các cấp, các ngành.
- Tăng cường thông tin, tuyên truyền, cảnh báo, hướng dẫn các biện pháp phòng, tránh ứng phó thiên tai kịp thời đến cộng đồng dân cư. Đồng thời chủ động, tự giác tham gia phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra.
-  Nhà trường thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống thiên tai giai đoạn 2020 - 2025 có 08 thành viên do Hiệu trưởng làm Trưởng ban, Chủ tịch Công đoàn  làm Phó ban;  và các tổ trưởng, tổ phó chuyên môn làm thành viên.
 - Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên để chỉ đạo các đoàn thể, bộ phận kịp thời ứng phó với mọi tình huống xấu có thể xảy ra trong suốt thời gian diễn ra: trước, trong và sau thiên tai.
 - Quán triệt sâu rộng trong nhà trường nhằm nâng cao ý thức cho từng cá nhân trong công tác phòng, chống thiên tai. Chỉ đạo các đoàn thể, bộ phận ở các khu vực có nguy cơ xảy ra lụt bão, thiên tai phải bố trí và di chuyển tài sản, về các phòng học kiên cố nơi an toàn tránh hư hỏng khi thiên tai xảy ra, đồng thời chuẩn bị các biện pháp để hỗ trợ, khắc phục.
 - Xây dựng phương án huy động về nguồn lực, kinh phí để kịp thời ứng phó với mọi tình huống bất lợi khi có thiên tai xảy ra.
- Thường xuyên theo dõi diễn biến tình hình khí tượng, thủy văn, dự báo áp thấp nhiệt đới, thiên tai trên các kênh thông tin, kịp thời thông báo cho toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh biết để kịp thời, chủ động thực hiện các phương án, phòng chống hiệu quả. Có kế hoạch tổ chức tập huấn, hướng dẫn, tuyên truyền nâng cao nhận thức, kỹ năng ứng phó với thiên tai cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh.
- Kiểm tra việc sử dụng an toàn hệ thống điện, nước, cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học. Thường xuyên kiểm tra hệ thống thoát nước, tường bao, có kế hoạch nạo vét thông thoáng dòng chảy, cống thoát nước , đảm bảo nguồn nước sạch, phòng chống dịch bệnh sau thiên tai.
-  Kiểm tra, chặt bỏ cây, cành cây xung quanh nhà trường có khả năng gây nguy hiểm khi giông, bão, lốc xoáy xảy ra.
- Thông tin thường xuyên, kịp thời cho các đoàn thể, bộ phận về Kế hoạch phòng, chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn của nhà trường; sự chỉ đạo của cấp trên về công tác phòng, chống lụt bão có ảnh hưởng đến cơ sở vật chất của các nhà trường.
- Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, công an, các cơ quan truyền thông, cha mẹ học sinh trong việc tuyên truyền, cảnh báo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng phòng chống thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn cho giáo viên và học sinh.
- Duy trì và đẩy mạnh việc lồng ghép nội dung phòng chống tác hại của thiên tai, giảm thiểu rủi ro, công tác tìm kiếm, cứu nạn trong các môn học liên quan và các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
- Chỉ đạo các đoàn thể, bộ phận tăng cường biện pháp phòng, chống nhằm hạn chế mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản do lụt bão gây ra, đặc biệt là gần các cây cao xung quanh trường.
- Ngay từ đầu năm học Ban chỉ đạo  tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh những kiến thức cơ bản về các yếu tố, nguy cơ và cách phòng, chống thiên tai, tập huân công tác tìm kiếm cứu nạn khi có sự cố xảy ra, tập trung triển khai vào một số trọng tâm sau:
* Đối với học sinh:
+ Thực hành cho trẻ biết chạy, kêu cứu nhờ sự trợ giúp của người lớn khi có sự cố xảy ra.
+ Tập huấn kỹ năng biết tìm nơi trú mưa bão, gió lốc xoáy : không đứng dưới gốc cây,  không chạy ra đường, biết chạy lên vùng cao, vào nhà….khi có mưa bão gió xoáy….
* Đối với CBGVCNV
-  Hướng dẫn công tác phòng chống các dịch bệnh truyền nhiễm, bệnh dịch, đảm bảo nguồn nước sạch; kê cao các đồ dùng; tháo các ổ cắm điện ra khỏi; tắt cầu giao  điện nếu cần thiết
- Thực hiện diễn tập, xử lý tình huống khi xảy ra thiên tai và tình huống cần tìm kiếm, cứu nạn.
Kế hoạch khắc phục để đảm bảo công tác dạy và học trong phòng chống lụt bão
- Phối hợp với cơ quan công an, y tế, xây dựng, tham mưu với chính quyền khảo sát nguy cơ rủi ro do thiên tai trong và ngoài nhà trường;
- Khi có thông tin về thiên tai xảy ra, phải thường xuyên theo dõi của diễn biến; quán triệt toàn bộ lực lượng viên chức, người lao động của nhà trường, phân chia địa bàn và tập trung lực lượng vào những nơi có nguy cơ xảy ra lụt bão, thiên tai như:
+ Khu vực có nguy cơ sảy ra sạt trượt  khi mưa to
- Ban chỉ đạo của nhà trường thường xuyên theo dõi, nắm chắc tình hình thiệt hại, kịp thời chỉ đạo các đoàn thể, bộ phận tập trung khắc phục hậu quả do thiên tai, bão lũ gây ra để ổn định và tiến hành kịp thời các hoạt động dạy và học.
- Phân công các đoàn thể, bộ phận khắc phục vệ sinh, môi trường, ổn định công tác tổ chức và tiến hành công tác dạy - học theo đúng quy định của Ngành.
- Khi bị thiệt hại lớn, không thể tiến hành công tác dạy - học ngay được, Ban chỉ đạo phải  báo cáo Phòng GD&ĐT xin ý kiến chỉ đạo. Đồng thời bố trí phòng học tạm để học trong khi chờ tu sửa hoặc xây dựng lại.
- Thường xuyên cập nhật tin tức qua các phương tiện thông tin đại chúng và sự chỉ đạo của các cấp lãnh đạo, nhất là Ban Chỉ đạo phòng, chống lụt bão của nhà trường.
- Kiểm tra tình hình cơ sở vật chất, các trang thiết bị phục vụ công tác dạy và học.
- Phân công cán bộ, giáo viên, nhân viên trực, xử lý công việc trong quá trình lụt, bão xảy ra.
- Chuẩn bị lương thực, nước uống… để đảm bảo sức khỏe cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong quá trình làm nhiệm vụ.
- Tổ chức di dời toàn bộ tài sản đến chỗ an toàn không bị ướt, gió lốc.
- Sắp xếp các thiết bị, đồ dùng của các nhóm lớp; nhà trường  lên các kệ cao, ngăn nắp, gọn gàng. Khi cần thực hiện thì lấy xuống và cất khi sử dụng xong.
- Trường hợp bão, lũ, lốc xoáy xảy ra đột xuất trong khi học sinh đang học, nhà trường  tiến hành cho học sinh ở trong lớp nếu cần thiết di chuyển sang các phòng kiên cố nhằm đảm bảo cho học sinh.
Công tác kiểm tra, đánh giá
- Tăng cường công  tác kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất điều kiện về an toàn cơ sở vật chất, phòng chống cháy nổ, tai nạn thương tích, phát hiện các nguy cơ tiểm ẩn rủi ro do thiên tai.
- Ban chỉ đạo nhà trường  kiểm tra CSVC, thiết bị trong và ngoài lớp, sửa chữa khắc phục kịp thời không để tình  trạng không sử dụng được khi cần thiết.
Chế độ thông tin , báo cáo, thống kê
- Thường xuyên theo dõi diễn biến tình hình khí tượng, thủy văn, dự báo áp thấp nhiệt đới, thiên tai trên các kênh thông tin, kịp thời thông báo cho toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh biết để kịp thời, chủ động thực hiện các phương án, phòng chống hiệu quả. Có kế hoạch tổ chức tập huấn, hướng dẫn, tuyên truyền nâng cao nhận thức, kỹ năng ứng phó với thiên tai cho cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh.
- Thông tin thường xuyên, kịp thời cho Phụ huynh, cộng đồng và các đoàn thể, bộ phận,  Ban chỉ đạo phòng, chống lụt bão của nhà trường nắm tình hình để có  kế hoạch về công tác phòng, chống lụt bão nhằm giảm tối đa ảnh hưởng đến học sinh, CBGVCNV và cơ sở vật chất của  nhà trường.
- Khi xảy ra các sự cố bất thường  nhà trường báo cáo nhanh  về đạo Phòng chống thiên tai của Phòng Giáo dục và Đào tạo để có sự chỉ đạo, hổ trợ.
Trong công tác phòng chống thiên tai, trên quan điểm phòng tránh là chủ yếu, luôn cảnh giác, tuyệt đối không chủ quan, đặc biệt phải quán triệt phương châm “4 tại chỗ”. Theo dõi chặt chẽ tình hình diễn biến của thời tiết, thiên tai để chủ động tổ chức thực hiện phòng tránh, đối phó và khắc phục thiên tai một cách có hiệu quả.
Để bảo đảm tính mạng của CB-GV-NV và HS, tài sản của Nhà nước cần xác định và thực hiện tốt : “Chủ động phòng tránh- đối phó kịp thời- Khắc phục khẩn trương” theo chủ trương “tự cứu lấy mình”, vận dụng tốt phương châm “4 tại chỗ”, trong đó công tác phòng là chính, công tác khắc phục thiên tai phải kết hợp với khôi phục và nâng cấp theo quy hoạch phát triển bền vững của xã hội.
Việc phòng chống, đảm bảo an toàn khi có thiên tai
- Chuẩn bị  đầy đủ các vật liệu, dụng cụ trước khi có lũ lụt. Những loại thiết bị, máy móc nặng, cồng kềnh, đưa vào chỗ an toàn  một cách kịp thời toàn từ trước. Bàn ghế, tủ làm bằng gỗ ép và các máy móc, các thiết bị có chất liệu không chịu được ẩm ướt không được để ngâm trong nước.
- Có quy định cụ thể về việc đi đường của học sinh khi đi qua các vị trí có nước sâu, nước chảy nguy hiểm; bàn bạc kỹ với phụ huynh về lộ trình đi và về của học sinh để đảm bảo an toàn khi có lụt, bão.
- Thông tin chỉ đạo kịp thời đến giáo viên, phụ huynh học sinh ở các khu vực dân cư, các điểm trường lẻ để đảm bảo an toàn về tính mạng của học sinh. Những điểm xung yếu, nguy hiểm trên đường đi và về của học sinh phải được khảo sát kỹ, nắm chắc đặc điểm, phân công, bố trí người có trách nhiệm trực tiếp theo dõi giúp đỡ việc đi lại của giáo viên và học sinh.
- Không cho học sinh và cán bộ, giáo viên tan học tự động đi về khi nước lũ, sạt lở đất  nguy hiểm; quản lý chặt chẽ và có phương án đảm bảo an toàn cho học sinh trong thời gian đang ở trường khi có mưa bão, lũ lụt  đang xảy ra.
 - Có phương án cụ thể nhằm đảm bảo an ninh trường học trong quá trình mưa bão lũ lũ lụt.
Việc phòng chống, đảm bảo an toàn khi có bão, lũ.
- Chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ, vật liệu cần thiết; tiến hành các công việc trước khi bão đến: giằng néo, cài, chống đỡ nhằm chống tốc mái, sập tường, hỏng cửa... Có ni lông che đậy bao bọc hệ thống máy vi tính, thiết bị máy móc, sách vở, đồ dùng dạy học. Đảm bảo an toàn ngoài trời ở các điểm trường; chặt bớt cành cây to ở sát các công trình.
- Có biện pháp chủ động phòng ngừa hư hỏng CSVC và tai nạn đến người do cây cối đổ hoặc va quệt ở trong khu vực trường.
- Không bố trí người trực ở lại trong những phòng xuống cấp, hư hỏng và nhà tạm.
- Tuyệt đối không cho giáo viên và học sinh tự ý đi về trong lúc bão chưa ngừng và đảm bảo an toàn cho CB, GV, HS đang ở tại trường khi có gió
Một số hình ảnh
 
 

Tác giả bài viết: Phùng Duy Khôi

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

LIÊN KẾT WEBSITE

 

 

 

 

Doi CTGDPT
Bảng xếp hạng thi đua tuần
Tên lớp Xếp hạng
1A1 1
1A2 2
2B1 3
Xem chi tiết
THÀNH VIÊN
HỖ TRỢ KỸ THUẬT
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập9
  • Hôm nay382
  • Tháng hiện tại10,448
  • Tổng lượt truy cập131,757
Lịch kiểm tra
KH
Sổ liên lạc
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Chế độ giao diện đang hiển thị: Tự độngMáy Tính