Chào mừng các bạn đến với Trang thông tin điện tử của trường PTDTBTTH Mường Tỉnh

NÉT ĐẶC SẮC CỦA NGÀY TẾT NGƯỜI MÔNG

Thứ năm - 10/11/2022 09:44
Những cơn gió lạnh đã tràn về trên những ngọn núi của vùng địa đầu của Tổ quốc. Đó cũng là lúc bà con dân tộc Mông
          Những cơn gió lạnh đã tràn về trên những ngọn núi của vùng địa đầu của Tổ quốc. Đó cũng là lúc bà con dân tộc Mông nói chung và của bà con dân tộc Mông của xã Xa Dung, huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên nói riêng chuẩn bị đón một cái tết cổ truyền của dân tộc đầy ấm cúng.Tết người Mông diễn ra vào cuối tháng 11 âm lịch hằng  năm, khác biệt với tết nguyên đán. Chẳng biết từ bao giờ, đồng bào dân tộc dân tộc Mông đã có cách tính riêng về lịch ăn Tết của mình, chỉ biết rằng Tết truyền thống hằng năm cứ diễn ra vào thời điểm cách Tết Nguyên Đán của cả nước đúng một tháng. Trải qua bằng ấy thời gian, đây được coi là một trong những nét đẹp văn hoá riêng và vô cùng đặc sắc của đồng bào Mông.
         "Tết sớm" từ lâu đã trở thành một nét văn hóa đặc sắc, mang vốn riêng của dân tộc Mông nói chung và mảnh đất Xa Dung anh Hùng nói riêng. Chúng ta cùng khám phá ngày Tết của người Mông xã Xa Dung để biết và yêu nhiều hơn về miền đất anh hung này nhé.
          Thời gian diễn ra Tết người Mông
         Người Mông  ăn Tết vào tháng Chạp, sớm hơn đồng bào cả nước một tháng. Cứ tầm 25, 26 tháng Chạp hàng năm, người Mông bắt đầu dừng lại công việc, nghỉ ngơi, chuẩn bị đón Tết.
         Nét đặc sắc của ngày Tết người Mông
          Đâu chỉ là sớm hơn, Tết của người Mông  có mang những nét đặc trưng riêng, vô cùng thú vị và độc đáo. Sau khi hoàn tất công việc đồng áng, họ nghỉ ngơi sau một năm lao động hăng say, vất vả để chuẩn bị sắm sửa, đón ngày Tết về. Người Mông sống chủ yếu bằng các hoạt động nông nghiệp, những công cụ dụng cụ sản xuất đối với người Mông vô cùng có ý nghĩa. Vì vậy, sau khi dừng các công việc, họ phong lại tất cả các công cụ sản xuất. Mỗi thứ lại được họ "phong" bằng những hình thức khác nhau, ví dụ các lò rèn phải làm lễ đóng lò, chiếc cối xay ngô thì phải được tháo ra, dán một tờ giấy bản lên rồi làm lễ với gà, bánh dày và rượu.
         Ngày đầu tiên của năm mới, khi bóng mặt trời lấp ló, họ cũng háo hức xúng xính những bộ váy áo đẹp nhất đã chuẩn bị từ trước để xuống đường chơi xuân. Ăn mừng một năm cũ đã qua, bắt đầu một năm mới với đầy những hy vọng may mắn, an lành. Những ngày xuân ấy không thể không nói đến lễ hội ném Pao, đánh Cù, chọi bò, chọi trâu,… lễ hội cầu phúc truyền thống của người Mông. Hội Gầu Tào trong quan niệm của người dân nơi dân để tạ ơn tổ tiên cho mùa màng bội thu, cho chăn nuôi thuận lợi, và đặc biệt cầu cho cháu con đầy đàn. Mang trong mình những nét văn hóa ngày Tết độc đáo, riêng biệt của người Mông. Gầu Tào được coi lễ hội lớn nhất của người Mông trong năm, và từ đó thu hút rất nhiều sự quan tâm của du khách.
         Chẳng những có các lễ hội truyền thống, cả năm vất vả, Tết chính là quãng thời gian họ nghỉ ngơi, tổ chức trò chơi, tổ chức giao lưu âm nhạc. Những điệu hát, điệu khèn ngày Tết, những trò chơi dân gian ấy như là một thứ không thể thiếu trong ngày Tết của người Mông. Cùng nhau hòa vào âm thanh ngày xuân rộn ràng, họ như quên hết bao vất vả của năm cũ, chỉ còn đó niềm vui, niềm hạnh phúc nơi rẻo cao.
         Trải qua thời gian, nét đẹp văn hóa ấy đã lan tỏa tới nhiều vùng đồng bào Mông sinh sống trong cả nước, thậm chí vượt ra khỏi biên giới Việt Nam.
Một số hình ảnh về hoạt động ngày tết 
 

 

Tác giả bài viết: Lầu A Chớ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LIÊN KẾT WEBSITE

 

 

 

 

Doi CTGDPT
Bảng xếp hạng thi đua tuần
Tên lớp Xếp hạng
1A1 1
1A2 2
2B1 3
Xem chi tiết
THÀNH VIÊN
HỖ TRỢ KỸ THUẬT
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập9
  • Hôm nay722
  • Tháng hiện tại10,788
  • Tổng lượt truy cập132,097
Lịch kiểm tra
KH
Sổ liên lạc
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Chế độ giao diện đang hiển thị: Tự độngMáy Tính